Website cần được doanh nghiệp nhìn nhận lại như một công cụ digital chiến lược, giúp chạm đúng vấn đề, kể đúng câu chuyện, từng bước giúp chúng ta vận hành dễ dàng hơn, ít tốn công sức, ngân sách mà vẫn đem lại hiệu suất kinh doanh cao. Nó cần được coi là một “bộ phận” online của doanh nghiệp, giúp truyền tải giá trị tới khách hàng ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần sự can thiệp của con người, giúp chúng ta tập trung hơn vào suy nghĩ, sáng tạo những thứ thực sự tạo ra giá trị bền vững.
----
Vậy rốt cuộc phải bắt đầu từ đâu?
Startup có thể dựa theo các bước như sau:
Một website không nên tồn tại chỉ để “giới thiệu thông tin”. Nó cần được xây dựng như một hệ thống có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, và phục vụ trực tiếp cho mục tiêu tăng trưởng của startup.
Tức là: khách thực hiện hành động tạo ra giá trị kinh doanh như đặt mua**, đăng ký dùng thử, đặt lịch demo, hoặc gửi thông tin liên hệ**.
Tất cả mọi phần nội dung, flow, call-to-action (CTA) nên được thiết kế xoay quanh việc thúc đẩy hành vi này xảy ra nhanh và dễ dàng nhất có thể.
Không phải ai truy cập website cũng sẽ mua ngay từ lần đầu, nên nếu có thể, ta nên tạo cơ hội để thu thập email qua:
Newsletter có giá trị thật
Tài liệu tải về (ebook, checklist…)
Ưu đãi cho người đăng ký sớm (Waitlist)
→ Đây là tệp khách đã quan tâm → có thể nuôi dưỡng để trở thành khách hàng trong tương lai.
Nhiều startup ban đầu thường dàn trải đối tượng, hy vọng trở thành “ứng dụng quốc dân”, tức ai cũng có thể dùng được. Nhưng thực tế, mọi công ty non trẻ (giới hạn nguồn lực và thời gian) đều cần xác định để tập trung toàn lực vào đúng tệp khách đang có nỗi đau lớn nhất và sẵn sàng hành động nhanh nhất, sau khi tăng trưởng rồi dần mới có thể mở rộng tệp khách hàng, mở rộng chuỗi product ra.
Câu hỏi cần giải đáp:
Bạn đang giải quyết cụ thể và duy nhất một vấn đề gì cho thị trường?
Ai đang cảm thấy vấn đề này là cấp bách nhất và sẽ hành động ngay nếu gặp đúng giải pháp?
Họ nghĩ và mô tả vấn đề/nhu cầu đó như thế nào? (nên là phỏng vấn, khảo sát từ khách hàng thật)
Vào đích xác hoàn cảnh nào thì họ phải đối mặt vấn đề đó? (Ví dụ đi nhậu say rồi thì mới cần gọi Grab)
Rủi ro, nguy cấp như thế nào nếu không giải quyết?
Ngoài vấn đề lý tính ra thì họ còn có các vấn đề cảm xúc, xã hội nào? (Ví dụ phòng marketing sợ sếp không hài lòng)
“Giá trị là kết quả khách hàng nhận được khi vượt qua vấn đề, không phải công nghệ mình build ra.”
Startup thường rất dễ bị cuốn vào việc liệt kê tính năng, công nghệ, quy trình… mà quên mất rằng:
Điều khách hàng quan tâm là cuộc sống của họ sẽ thay đổi như thế nào sau khi dùng sản phẩm.
Một website mạnh phải truyền đạt Value Proposition thật sắc nét: không cần nói mình làm gì, mà cần nói khách hàng sẽ đạt được gì.
Câu hỏi cần giải đáp:
“Nỗi đau” nào sẽ được giải toả sau khi dùng?
Sản phẩm sẽ giúp họ hoàn thành được “nhiệm vụ” gì (ví dụ nền tảng quản lý lương sẽ giúp kế toán có thể thanh toán lương cho nhân viên ở nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau)
Họ sẽ có được sự thay đổi cụ thể nào trong công việc, cuộc sống của họ? Có thể đo lường được bằng số không?
Độ chênh lệch giá trị trước-sau có lớn không? (Ví dụ ChatGPT giúp tìm kiếm tiện hơn rất nhiều so với search Google trước kia)
Khách hàng có thể cảm nhận giá trị ngay từ lần đầu dùng thử không? Nếu không, bao lâu thì họ nhận ra?
(Phần này mọi người có thể nghiên cứu thêm ở cuốn “Thiết kế giải pháp giá trị”)
Website nên được mở đầu bằng việc trình bày vấn đề mà startup giải quyết. Từ đó mới gợi ra giải pháp, và cuối cùng là lý do khiến khách tin rằng giải pháp này có thể hiệu quả với họ như case studies, project, testimonials, hay chứng minh bằng giải thưởng, chứng nhận,…
Câu hỏi gợi mở:
Content đã dẫn dắt hành trình nhận thức của khách hàng mượt mà chưa?
Câu từ đã khớp với nhân khẩu học, ngành, chuyên môn của khách chưa?
Có thể minh hoạ giải pháp bằng hình ảnh, video, hoặc biểu đồ nào dễ hiểu không?
Kết quả nào (có thể đo được) cho thấy sản phẩm thực sự hiệu quả?
Yếu tố nào là đặc thù của ngành, chuyên môn, công nghệ giúp củng cố độ tin cậy?
Có đang có rào cản nào khiến khách còn ngần ngại chưa bấm? (giá, rủi ro, thiếu demo…)
Rất nhiều startup làm website theo hướng “càng nhiều tab càng tốt”, tạo ra hàng loạt trang như: Blog, FAQs, Careers, Team, Partners… mà không thực sự nghĩ đến hành trình người dùng và vai trò của từng trang trong việc dẫn tới chuyển đổi.
Hãy bắt đầu bằng việc nhìn lại từng nhóm người sẽ truy cập website của bạn — họ đến từ đâu, tâm lý như thế nào, và đang ở giai đoạn nào trong hành trình ra quyết định. Người lần đầu ghé xem trang thì cần xem đoạn mở vấn đề, nhưng người đang cân nhắc solution rồi thì cần xem trang Pricing, so sánh tính năng,… Hay với các nhà đầu tư thì cần xem trang About để hiểu tầm nhìn, sứ mệnh.
Từ homepage đến các trang landing page, từ mỗi headline đến mỗi CTA, tất cả đều cần sắp xếp như một dòng chảy tâm lý:
Attention → Connection → Trust → Action.
Khi bạn đã vẽ ra được các hành trình điển hình của từng nhóm người dùng, bạn sẽ bắt đầu thấy rõ:
Trang nào là bắt buộc phải có để hỗ trợ chuyển đổi?
Trang nào đang không phục vụ hành trình nào cụ thể và có thể bỏ?
Trang nào cần tái cấu trúc nội dung để dẫn dắt hành vi tốt hơn?
Nhiệm vụ rõ ràng của từng trang là gì? Khách muốn biết điều gì khi click trang này?
Bạn muốn họ làm gì tiếp theo sau khi xem xong?
“Cái gì không đo được thì không tối ưu được.”
Website không phải là thứ build xong rồi để đó, mà cần được theo dõi, phân tích hành vi người dùng để tối ưu và phát triển liên tục.
Startup thường bỏ mặc website rồi đổ tiền vào quảng cáo, SEO, content… để rồi không biết chính xác khách đang drop ở đâu, nghẽn ở đâu, và vì sao.
Cần cài đặt tracking từ đầu: CTA click, scroll depth, form submission,… để hiểu:
Khách hàng đang dừng lại ở đâu? Trang nào, Section nào? Có phải vì nội dung không đủ rõ, không đủ liên quan, hay không đủ đáng tin?
Nút nào, CTA nào được click và không được click?
Có phần nào khiến khách hàng thấy rối, ngợp hoặc mất tập trung không?
Insight nào hôm nay nếu kiểm chứng được sẽ giúp tăng thêm conversion?
Chỉ khi có dữ liệu thật, startup mới có thể liên tục mài sắc thông điệp và trải nghiệm, tăng khả năng chuyển đổi qua từng tuần, từng tháng.
-----
Kết luận lại:
Các bước bên trên có thể vẫn còn thiếu sót các bước chi tiết hơn, tuy nhiên mình hy vọng các founder có thể hình dung được logic flow mà chúng ta cần tư duy để tái định hình về website.
Website không phải là nơi thể hiện mình biết nhiều công nghệ đến đâu. Website phải là nơi khiến khách hàng thấy rằng ta hiểu họ đến mức nào.
Bình luận