30% gia đình chuyển giao đến đời thứ 2
12% duy trì đến đời thứ 3
3% duy trì qua 4 thế hệ trở lên
Doanh nghiệp gia đình đi xa bao lâu, phụ thuộc vào sự tiếp nối và chuyển giao thế hệ thành công. Nói đến mô hình các doanh nghiệp gia đình, không thể không nhắc đến các thương hiệu lớn như Walmart, BMW, Lotte, Samsung,… cũng như không thể phủ nhận vai trò, ảnh hưởng của họ trong nền kinh tế.
Theo thống kê, 33% các công ty ở Mỹ là công ty gia đình, tỷ lệ ở Pháp và Đức là 40%. Còn tại Việt Nam, 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất chiếm 25% GDP cả nước. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng thành công vượt trội. Ở nhiều doanh nghiệp gia đình, những người sáng lập vất vả xây dựng cơ nghiệp với mong muốn giao lại cho con cháu mình nhưng thất bại. Hoặc là thế hệ sau không thiết tha kế nghiệp, hoặc có những tranh chấp gây bất hoà nội bộ.
Rất nhiều doanh nghiệp gia đình, thế hệ cha mẹ vất vả xây dựng cơ nghiệp 15-20 năm, muốn chuyển giao doanh nghiệp để nghỉ ngơi mà không người con nào thiết tha kế thừa, không biết chuyển giao cho ai.
Một số doanh nghiệp có nhiều người con muốn tham gia kế thừa, thì khi cha mẹ rút ra khỏi doanh nghiệp thì xảy ra tranh chấp bất phân thắng bại, doanh nghiệp chỉ tập trung giải quyết nội bộ, thụt lùi so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Dưới đây là phân tích và phỏng vấn những Nhà Huấn luyện doanh nghiệp ActionCOACH hàng đầu thế giới về những chìa khóa giúp chuyển giao thế hệ doanh nghiệp gia đình thành công.
Doanh nghiệp gia đình, cha truyền nhưng con không nối???, rất có khả năng thế hệ cha mẹ không bán được tầm nhìn và sứ mệnh cho thế hệ kế tiếp.
Hãy tư duy đơn giản chuyển giao thế hệ giống như việc bán doanh nghiệp, và chủ doanh nghiệp muốn bán được doanh nghiệp thì không chỉ bán thực thể doanh nghiệp, mà thực sự sẽ phải bán được tinh thần, tức là Tầm nhìn và Sứ mệnh của doanh nghiệp đó. Nếu không có một tầm nhìn đủ lớn và sứ mệnh truyền cảm hứng, sẽ khó giúp thế hệ kế tiếp tìm thấy ý nghĩa, vai trò của người tiếp nối doanh nghiệp, yêu quý, say mê với doanh nghiệp.
Tầm nhìn của doanh nghiệp phải đủ xa, và ổn định. Một số cha mẹ không xây dựng tầm nhìn xa, nên mỗi hôm lại định hướng doanh nghiệp một khác, lúc này khác, có thể tuần sau tháng sau đã khác xa 1800, phủ nhận tầm nhìn trước. Như vậy, thế hệ sau cực kỳ bối rối, nếu không nói là hoang mang và mất động lực, thiếu niềm tin vào tương lai bền vững của doanh nghiệp.
Thế hệ sau yêu thích việc họ làm, doanh nghiệp mới tiếp nối bền vững. Và việc gây dựng tình yêu doanh nghiệp từ thế hệ cha mẹ cho con cần từ rất sớm, không phải một sớm một chiều, thông qua những câu chuyện doanh nghiệp trên bàn ăn gia đình, bên bàn café, những chuyến dã ngoại cùng doanh nghiệp.
Nhiều cha mẹ bên bàn ăn hàng ngày toàn kể những điều tiêu cực, khó khăn ở doanh nghiệp, khiến thế hệ sau phát hoảng vì sợ áp lực, sợ stress. Nếu nói nhiều hơn đến những niềm tin tích cực, những giá trị tốt đẹp mà doanh nghiệp trao cho xã hội, cho khách hàng, cho nhân viên, cho gia đình chủ doanh nghiệp, là cha mẹ đang gieo mầm tình yêu doanh nghiệp của thế hệ sau. Và khi đã có tình cảm với doanh nghiệp đủ lớn, thì họ sẽ sẵn sàng vượt qua khó khăn để đón nhận nó.
Rất khó để bán một doanh nghiệp vận hành lủng củng và phụ thuộc quá nhiều vào chủ doanh nghiệp, hay phụ thuộc vào một vài nhân sự chủ chốt nào đó, vận hành theo kinh nghiệm. Khi thế hệ sau vào những doanh nghiệp như vậy mất rất nhiều thời gian để nắm bắt, cũng khả năng bị chi phối quyền lực bởi những nhân sự chủ chốt đó. Vậy muốn chuyển giao, chủ doanh nghiệp cần phải xây dựng một Doanh nghiệp có hệ thống quản trị bài bản, vận hành hiệu quả không phụ thuộc quá nhiều vào bất cứ ai.
Nhiều cha mẹ phát triển doanh nghiệp đi lên từ 1 nghề nào đó, và vận hành theo tư duy của người chuyên gia, nên khi chuyển giao thế hệ thì tư duy người con phải biết nghề.
Vận hành một doanh nghiệp không phải như vậy, Chủ doanh nghiệp làm bánh không nhất thiết biết làm bánh, chỉ cần tư duy phát triển doanh nghiệp, kinh doanh tốt và biết thuê những người làm bánh giỏi làm cho mình. Và nếu người con không vận hành doanh nghiệp giỏi, hoàn toàn có thể thuê Giám đốc điều hành hoặc cấp quản lý những phần mình yếu, và chỉ đứng vai trò là chủ doanh nghiệp.
Có doanh nghiệp gia đình, con cái sẵn sàng nhận Doanh nghiệp nhưng không thể xây dựng nổi vị thế lãnh đạo, sự tôn trọng của đội ngũ phía dưới, của những thành viên gia đình khác.
Vậy nên chuyển giao thế hệ, nhất thiết cha mẹ sẽ phải xây dựng được vị thế cho người thừa kế trước khi rút lui. Vị thế trước tiên là công nhận người con trong suy nghĩ của cha mẹ, vị thế trước đội ngũ (trong đó có thể có rất nhiều người trong gia đình), trước khách hàng và công chúng.
Vị thế trước tiên từ trong tâm trí cha mẹ. Chuyển giao thế hệ thực tế là một câu chuyện đào tạo lãnh đạo, và đặc biệt hơn nữa là nó có yếu tố tình cảm và ấn định hình ảnh trong tâm trí hàng chục năm. Bỗng chốc cha mẹ sẽ phải công nhận con cái đã trưởng thành, gánh vác được trọng trách và thậm chí thông minh hơn mình. Và việc của thế hệ trước là từng bước khéo léo dẫn dắt và nhường sân khấu.
Sự rõ ràng làm nên sức mạnh, rất đúng trong doanh nghiệp gia đình. Vấn đề quyền thừa kế sở hữu, phân chia tài sản, quyền quản lý tài sản là những vấn đề rất nhạy cảm nhưng cần phải rõ ràng và được văn bản hóa.
Vì doanh nghiệp gia đình có đặc trưng có thể có nhiều thành viên gia đình tham gia doanh nghiệp, nên đôi khi ứng xử lẫn lộn giữa tại gia đình và tại doanh nghiệp, cũng như ứng xử không phù hợp với những nhân sự khác ngoài gia đình. Từ đó có thể dẫn đến các rạn nứt nội bộ gia đình cũng như mất nhân tài ở bên ngoài gia đình.
Để vượt qua thách thức này, doanh nghiệp gia đình cần phải xây dựng một bộ quy tắc ứng xử rõ ràng cho mọi thành viên về giao tiếp, chia sẻ thông tin, quản lý xung đột, cách thức ra quyết định, phân chia quyền lợi…. Nguyên tắc cần xây dựng trên cơ sở cân bằng, hài hòa giữa công việc và tình cảm gia đình.
Chuyển giao thế hệ không phải là chuyện một sớm 1 chiều, mà cần thời gian để xây dựng vị thế và rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cho thế hệ kế cận. Theo phỏng vấn nhiều Nhà Huấn luyện doanh nghiệp, trung bình cần khoảng 2-3 năm và chia 3 giai đoạn.
Có một công thức về nấc thang năng lực tư duy, áp dụng cho việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo gia đình, cha mẹ hãy bắt đầu lần lượt lộ trình chuyển giao theo thứ tự câu hỏi từ rất sớm:
Tại sao (Why)❓ tại sao bạn trẻ cần phải gánh vác trọng trách tiếp nối doanh nghiệp gia đình,
Bạn là ai (Who)❓ cha mẹ tin tưởng, tôn trọng, và trao quyền, trao vị thế lãnh đạo cho con, và chỉ cho con thấy hình ảnh người lãnh đạo kế cận mà họ mong muốn người con trở thành.
Xung quanh bạn là ai (Who else)❓ người con sẽ mang lại giá trị cho ai? sẽ thuộc về cộng đồng nào? xung quanh họ là những ai khác?
Làm thế nào (How)❓ đặc biệt, lãnh đạo là một nghề, một kỹ năng không phải bỗng chốc là có được, thế hệ đi trước phải huấn luyện đồng hành rất kỹ HOW cho thế hệ sau, công thức là NÓI ➡ CHỈ CÁCH LÀM ➡ LÀM THỬ ➡ LÀM THẬT (TELL ➡ SHOW ➡ TRY ➡ DO).
Doanh nghiệp gia đình đi xa bao lâu, phụ thuộc vào sự tiếp nối và chuyển giao thế hệ thành công.
Bình luận